Nguyên nhân nồi nấu bếp gas bị muội đen và những cách khắc phục hiệu quả

Ngày đăng: 21/09/2020

Với sự phát triển chóng mặt của các thiết bị nhà bếp mới như bếp từ, bếp điện thì bếp gas cũng không ngừng cải tiến cho ra các mẫu mã, kiểu dáng vô cùng đa dạng và đẹp mắt. Làm tôn lên rất nhiều sự sang trọng, sáng đẹp, gọn gàng cho mọi căn bếp của gia đình. 

Do vậy, nếu việc sử dụng bếp gas lại làm cho những chiếc nồi bóng đẹp nhuốm muội đen, làm giảm thẩm mỹ của cả căn bếp thì thật là đáng tiếc. Và điều này cũng làm các bà nội trợ toàn năng hết sức đau đầu. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả những muội đen trên nồi khi sử dụng bếp gas, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho chị em phụ nữ khi gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân và cách khắc phục bếp gas làm nồi nấu bị muội đen

Việc sử dụng bếp gas trong đun nấu là việc làm quen thuộc hàng ngày của rất nhiều phụ nữ Việt, và việc gặp phải hiện tượng nồi nấu bị muội đen cũng là một việc rất hay gặp trong quá trình nấu nướng. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ rất nhiều các yếu tố, cách khắc phục cũng không có gì quá khó khăn.

1. Nguyên nhân đến từ nồi nấu bị bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

Đây là lỗi mà không ít bà nội trợ mắc phải, có thể do vệ sinh không cẩn thận, vội vàng trong khi nấu, hay nơi đặt để xoong, nồi nấu không được sạch...Mà bên phía mặt ngoài đáy nồi còn bị dính lại những vết bẩn, cặn thức ăn thừa. Khi được sử dụng đun nấu, nhiệt lửa sẽ đốt cháy những vết bẩn đó tạo ra mùi khét khó chịu, độc hại, đồng thời làm cháy, đen bên dưới đáy nồi. Nếu không để ý vệ sinh cẩn thận, lâu ngày những vết bẩn này sẽ bám chắc lại và tạo thành những mảng đen dưới đáy nồi.

Cách khắc phục bạn nên rửa sạch và kiểm tra đáy nồi trước khi sử dụng.

2. Nguyên nhân lá gió bị lệch

Đây được cho là nguyên nhân chính, rất hay gặp khi sử dụng bếp gas bị đen nồi nấu. Khi lá gió bị lệch thì ngọn lửa được tạo ra khi bếp cháy sẽ thiếu không khí, ngọn lửa không còn màu xanh dương mà sẽ chuyển thành màu đỏ, làm rạm đen cả đáy và thành nồi.

Khắc phục hiện tượng này bạn nên kiểm tra cần chỉnh gió của bếp, nếu bộ phận này bị lệch khỏi vị trí thì điều chỉnh lại cho đúng là được.

3. Nguyên nhân nghẹt lỗ phun ga của đầu đốt.

Trong quá trình nấu nướng, vệ sinh, những chất dầu mỡ, bụi bẩn bám vào làm nghẹt lỗ phun gas của đầu đốt hay còn gọi là khe thoát lửa. Đây là nơi khí gas thoát ra và tạo ra lửa, do đó khi bộ phận này bị bụi bẩn, dính tạp chất thì lửa sẽ đốt cháy những bụi bẩn đó tạo thành ám khói, muội đen cho đáy nồi nấu.

Cách khắc phục là bạn kiểm tra khe thoát lửa của đầu đốt, và vệ sinh sạch sẽ. Có thể lấy kim nhọn và bàn chải sạch để làm vệ sinh. Không nên lắp vào sử dụng luôn khi đầu đốt vẫn còn bị ướt.

4. Nguyên nhân đến từ bình gas sắp hết.

Thông thường khi các bình gas được sử dụng quá 2/3 và chỉ còn đủ để nấu nướng trong thời gian ngắn thì thường tạo ra lửa có màu đỏ, rất kém, và mang nhiều bụi bẩn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến làm đen đáy nồi nấu mà hầu như khi sử dụng bếp gas chúng ta đều gặp phải.

Cách khắc phục duy nhất đó là kiểm tra gas, nếu bình gas đã hết thì nên thay bình mới và vệ sinh bếp, nồi nấu cẩn thận để chuẩn bị sử dụng với bình gas mới.

5. Nguyên nhân đến từ chất liệu gas không đảm bảo.

Trong quá trình sử dụng bộ bình bếp gas để nấu nướng và nồi nấu có hiện tượng bị ám muội thì bạn nên xem xét đến vấn đề bình gas kém chất lượng. Đặc biệt khi loại trừ hết những nguyên nhân bên trên, cùng với hiện tượng ngọn lửa phát ra có màu đỏ không phải màu xanh dương. Bởi những bình gas kém chất lượng sẽ mang theo rất nhiều tạp chất, gây ra hiện tượng lửa bị đỏ làm muội đen các vật dụng nấu ăn.

Cách khắc phục là bạn nên đổi bình gas mới ở đại lý phân phối có uy tín, chính hãng.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi sử dụng bếp gas mà nồi nấu bị đen. Hi vọng với những chia sẻ như trên thì các chị em nội trợ sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm hay để có thể sử dụng bếp gas đơn giản, nhẹ nhàng.

 

Chia sẻ

Hệ thống showroom

Miền Bắc
Miền nam